mẫu nghê việt đầu tiên được phục chế đã được rước vào khu di tích

mẫu nghê việt đầu tiên được phục chế đã được rước vào khu di tích

Thứ Mon,
28/12/2015
0

 Di tích lịch sử văn hóa đình làng Trạch Xá (Ứng Hòa, Hà Nội) đã đặt đôi nghê Việt thay thế cho đôi sư tử đá "ngoại lai".

Đôi nghê Việt được chuẩn bị rước vào trước cửa đình Trạch Xá thay đôi sư tử đá Trung Quốc
Đôi nghê Việt được chuẩn bị rước vào trước cửa đình Trạch Xá thay đôi sư tử đá Trung Quốc

Chiều 6-2 tại di tích lịch sử văn hóa đình làng Trạch Xá (Ứng Hòa, Hà Nội), Ban quản lý di tích  và các cụ bô lão trong làng tổ chức việc di dời đôi sư tử đá ngoại lai ra khỏi di tích để thay thế vào đó là đôi nghê Việt,góp phần hưởng ứng công văn 2662 của bộ VHTT&DL về việc không dùng và loại bỏ các biểu tượng ,sản phẩm, linh vật và các vật phẩm lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Cụ Lê Quý Đôn (88 tuổi), trưởng ban kiến thiết đình, đền, chùa làng Trạch Xá cho biết: “Chúng tôi vui vì chuyển được sư tử đá ngoại lai đi và rước được đôi nghê về trước cửa đình”.

Di dời sư tử trung quốc nhường chỗ cho nghê việt

Đôi nghê được dùng để thay thế đôi sư tử ngoại lai là đôi nghê bằng đá do nhà điêu khắc Nguyễn Văn Vũ mới hoàn thành cách đây ít ngày. Đôi nghê này được phục dựng lại bằng chất liệu đá nhân tạo từ đôi nghê bằng gỗ phủ sơn ở đền vua Lê Thánh Tông, tỉnh Thanh Hóa đầu thế kỷ 17,đây là mẫu linh vật đầu tiên được cấp phép cung tiến vào di tích đã xếp hạng.

Đây là đôi nghê do công ty Cao Minh mua lại của nhà điêu khắc Nguyễn Văn Vũ để cung tiến cho đình làng Trạch Xá. Đồng thời đôi sư tử đá Trung Quốc cũng được công ty Cao Minh dời đến xưởng sản xuất đá để chuyển sang mẫu linh vật Việt.

Các cụ cao tuổi và dân làng vui mừng đón linh vật vào đình

Có mặt tại lễ rước đôi nghê vào trước cửa đình Trạch Xá, nhà điêu khắc Nguyễn Văn Vũ cho biết, ý tưởng để anh bỏ công sức phục dựng lại đôi nghê này là sau khi đi xem triển lãm “Hình tượng nghê và sư tử trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam” được tổ chức vào tháng 11-2014 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Sau đó, nhà điêu khắc Vũ đến đền vua Lê Thánh Tông ở tỉnh Thanh Hóa để chụp hình, lấy mẫu tư liệu. Sau 2 tháng rưỡi miệt mài, anh hoàn thành việc tạo mẫu đôi nghê này bằng đất. Mất khoảng 2 tuần nữa để anh hoàn thành việc chuyển đôi nghê sang chất liệu bằng đá nhân tạo.

Sắp tới, anh Vũ sẽ phục dựng lại 5 mẫu nghê Việt bằng đục đá và đúc đồng với 3 loại kích thước to, nhỏ khác nhau. Sau đó, có thể anh sẽ cung cấp các mẫu nghê này cho các làng nghề thủ công mỹ nghệ trên cả nước để thực hiện chế tác đại trà, nhân rộng nghê Việt.

“Tôi chọn đôi nghê ở đền vua Lê Thánh Tông để phục dựng trước tiên vì tôi thấy mẫu nghê này rất đẹp và tiêu biểu cho hình tượng nghê trong nghệ thuật điêu khắc nước ta” – nhà điêu khắc Nguyễn Văn Vũ cho biết.

Các cụ già trong làng mở vải đỏ chuẩn bị rước nghê vào trước cửa đình  - Ảnh: V.V.TUÂN
Các cụ già trong làng mở vải đỏ chuẩn bị rước nghê Việt vào trước cửa đìn

 

Thứ trưởng bộ Văn Hoá Đặng Thị Bích Liên đánh giá cao việc người dân tự nguyện di dời hiện vật không phù hợp thuần phong mỹ tục để thay thế bằng linh vật thuần việt ,theo bà liên"việc cộng đồng dân cư một số tổ chức xã hội nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác bảo tồn văn hoá, đặc biệt là di tích đã xếp hạng ,tự giác di dời linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục có ý nghĩa rất lớn.

 Tiếp theo cặp nghê này sẽ có nhiều cặp nghê đá khác được chế tác tại các cơ sở điêu khắc hay làng nghề trên cả nước.

                                                             Nguồn Đá mỹ nghệ D:HD tổng hợp

Gửi bình luận:
icon icon
popup

Số lượng:

Tổng tiền: