-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Chọn hình dáng mộ tốt theo phong thủy giúp duy trì phúc phận con cháu
Thứ Mon,
28/12/2015
0
Mộ phần là quan trọng với người việt.Hình dáng mộ sau khi cải táng có nhiều kiểu nhưng nhìn chung, cha ông chúng ta có câu truyền lại rằng: “Chết mộ dài - Cải táng một tròn” (tức là khi hung táng thì đắp mộ dài theo thân, khi cải táng thì đắp mộ hình tròn). Nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề này và soi rọi bằng những kiến thức địa lý mà cha ông chúng ta truyền lại, tôi thấy người xưa quả thật rất chí lý.
Sơ đồ vận hành khí của mộ tròn
Chọn hình dáng mộ
Sau khi cải táng, người ta tùy theo điều kiện kinh tế gia đình mà thực hiện phần mộ phía trên. Có rất nhiều kiểu mộ: Hình chữ nhật, hình tròn, hình trứng ngỗng, hình mai rùa, hình lá sen, hình gáy ngựa (cổ ngựa, còn gọi là Mã Lạp), mộ nấp liếp, mộ trúc cách, long đình (giống như một chiếc kiệu, thường dùng cho các bậc quyền quý, lăng, tẩm - thường dùng cho những bậc đế vương). Theo lý thuyết Huyền Không phi tinh thì thông thường nếu đặt mộ dài hình chữ nhật, huyệt mộ có được vận cũng chỉ được nhiều nhất là hai vận liền nhau (40 năm) mà thôi. Thường hai vận tốt liền nhau là Đáo sơn đáo hướng và Toàn cục hợp thập. Sang đến vận thứ 3 thì hướng mộ này thường gặp phải Thượng sơn - Hạ thủy làm cho mất người, mất của (Tam nguyên cửu vận là chu kỳ 180 năm chia làm 3 nguyên và 9 vận. Ba nguyên là Thượng, Trung và Hạ, mỗi nguyên có 60 năm. Mỗi vận là 20 năm).
Theo GS. TS Nguyễn Tiến Đích thì khí gồm có âm khí và dương khí, sinh khí và tà khí. Đó là hai mặt đối lập cùng tồn tại khách quan của khí. Ta không nhìn thấy khí âm hay khí dương, không nhìn thấy sinh khí hay tà khí nhưng cảm nhận được nó. Vào một nhà mà thấy nóng quá thì đó là nhiều dương khí quá hoặc thấy khó thở thì có nghĩa là nhiều tà khí quá. Con người ta cần một môi trường sống cân bằng âm dương khí, nhiều sinh khí ít tà khí. Quan sát một ngôi mộ như ở hình 2 ta thấy, khi một dòng khí tác động vào nấm mồ, nó lập tức được phân ra: Tà khí (TK) nặng trọc lao xuống dưới (trực vô tình), còn sinh khí (SK) thanh nhẹ thì lượn theo dường cong hình khối của nấm mồ để thẩm thấu xuống dưới mộ (khúc hữu tình). Như vậy ngôi mộ này luôn được sinh khí nuôi, lại cân bằng âm dương khí, dưới mộ luôn được mát, làm cho hài cốt tươi lâu.
Ngược lại, ở ngôi mộ hình 3 ta thấy: Ngôi mộ này được xây tường xung quanh và lát kín trên mặt đã làm cho sinh khí không thẩm thấu được xuống mộ mà bay đi mất. Thành ra ngôi mộ này luôn bị mất sinh khí, lại bị nắng mặt trời nung nóng xung quanh làm cho dương khí luôn quá lớn, mất cả cân bằng âm dương khí. Ngôi mộ này chắc chắn hài cốt sẽ mau hoại. Từ đây cho thấy rằng, nấm mồ có cỏ xanh phía trên là rất cần thiết. Đó là phương tiện để nhận sinh khí và thải bớt tà khí và để cân bằng âm dương khí. Như vậỵ trên mộ cần phải có cỏ xanh là một yếu tố tiên quyết. Quan sát hình 4 ta thấy: Khi một dòng khí tác động vào thành mộ tròn thì phần tà khí (TK) sẽ tách ra lao xuống dưới. Còn sinh khí (SK) thì vừa chạy viền quanh đường cong thành mộ, vừa đổ vào mặt trên của mộ để thẩm thấu vào mộ theo mọi hướng. Như vậy mộ tròn có ưu điểm là nhận được nhiều sinh khí hơn là mộ xây hình chữ nhật. Quan sát một ngôi mộ xây hình chữ nhật như hình 5 ta thấy: Ngôi mộ này không có đường sinh khí bao quanh như ở mộ xây tròn vì mặt tường là mặt phẳng. Mặt khác, bức tường cao để đặt bia đã làm thoát mất sinh khí (SK2), không rơi xuống mặt mộ mà vượt qua mộ đi mất. Mộ này chỉ có thể thường xuyên nhận sinh khí (SK1) từ 3 hướng mà thôi. Như vậy, mộ có thể xây hình tròn hay hình chữ nhật đều được, nhưng xây tròn thì vẫn hơn. Có một nguyên tắc cần nhớ là trên mộ phải có cỏ xanh. Đó là cửa giao lưu thông thoáng âm dương, giúp cho mộ luôn nhận được sinh khí và cân bằng âm dương khí.
Ở một vài tỉnh miền Trung nước ta, nhân dân xây mộ không làm tường cao gắn bia mà đặt bia ngay trên thành mộ (hình 6). Ưu điểm của những mộ này là không cản đường sinh khí vào mộ. Mộ có thể nhận sinh khí từ mọi phía. Ở những mộ này bia được gắn trên thành mộ theo nguyên tắc: Người đứng lễ phía chân người chết phải nhìn thấy bia. Nghĩa là: Nếu gắn trên thành mộ thì bia gắn ở phía chân người chết (ngoài thành mộ). Còn gắn trên cao thì gắn phía đầu người chết (trong thành mộ). Qua phần phân tích về đường khi vào mộ như trên, ta thấy rằng hình dáng mộ hình tròn và trên mặt bằng phẳng là hình dáng không cản đường sinh khí vào mộ. Mộ này vừa đơn giản, đủ lịch sự, lại vừa phù hợp với quy luật vận hành khí của vũ trụ.
Vật liệu làm mộ
Tùy theo điều kiện cụ thể của gia đình mà người ta xây dựng mộ phần cải táng bằng nhiều vật liệu khác nhau như đắp đất, xây bằng gạch, lát đá xẻ hoặc làm bằng đá nguyên khối. Dưới đây là ưu, nhược điểm của các loại vật liệu:
Mộ đắp bằng đất: Đây là trường hợp những người quá nghèo, không thể làm mộ bằng những vật liệu tốt hơn nên chỉ đắp nấm bằng đất và cắm bia lên mộ để đánh dấu. Những nấm mộ này sau một vài chục năm thường bị mất nấm do con người cày bừa, canh tác qua đó hoặc do những dòng nước cuốn trôi đất đi nên mất dấu. Ngày nay ở các nghĩa trang làng quê, tình trạng mộ đắp đất bị mất nấm và trở thành vô chủ hay bị thất lạc vẫn còn rất nhiều. Vì vậy không nên làm mộ theo hình thức này.
Mộ xây gạch bên ngoài trát vữa: Đây cũng là một hình thức ít tốn kém mà mộ được xây bằng gạch, sau đó trát vữa lên như người ta xây nhà. Hình thức này được sử dụng khá phổ biến trong những thập kỷ 60-90 của thế kỷ trước. Ưu điểm của mộ này là khá chắc chắn và bền vững. Mộ xây kiểu này người ta có thể xây được rất nhiều hình thù bất kỳ tùy theo tục lệ ở các địa phương. Mộ xây gạch bên ngoài lát gạch men: Những ngôi mộ này cũng tương tự như những ngôi mộ xây bằng gạch và trát vữa, xong về hình thức thì coi trông đẹp hơn. Nhược điểm của loại mộ này là sau một thời gian, các mạch vữa sẽ bị chảy ra loang lổ và hay bị nứt gạch.
Mộ làm bằng đá xẻ: Hiện nay có khá nhiều chủng loại đá xẻ nội hay nhập ngoại. Đá xẻ thường dày khoảng 1,5 - 2 cm. Tùy theo loại đá mà có giá thành khác nhau. Thông thường người ta sử dụng loại đá xẻ tốt là loại đá kim sa (có hai loại hạt to và nhỏ), loại tốt là nhập từ Ấn Độ, Trung bình là đá xẻ của Bình Định, loại rẻ tiền là đá của Trung Quốc. Nhìn không có kinh nghiệm rất dề bị nhầm mặc dù giá thành của chúng khác nhau khá xa. Giá thành một ngôi mộ như vậy có thể giao động từ 15 - 25 triệu tùy theo chất lượng đá. Mộ loại này khá bền vững theo thời gian, độ bền màu ổn định, tuy nhiên vẫn còn hay bị loang lổ do xi măng ở các mối ghép. Ngày nay thợ đá có loại keo gắn đá thay xi măng nên khá ổn định và bền.
Mộ bằng đá nguyên khối: Có hai loại. Một là đá xanh của Thanh Hóa hay Ninh Bình, có giá thành khá rẻ, tùy theo kiểu dáng chế tác và tính theo mét khối mà khoảng vài chục triệu một ngôi mội. Loại đá này có thể chế tác điêu khắc hoa văn đẹp . Tại làng nghề có rất nhiều kiểu mộ đá được làm theo yêu cầu, . Thứ hai là những loại đá bán quý như cẩm thạch, caxiđôn, mã não hay đá ngọc bích. Đây thường là những viên đá mồ côi có kích thước khá lớn. Đặc điểm của những loại đá này là có màu đẹp (xanh hoặc đen), độ cứng rất lớn, nhiều vân đẹp hay tuyền một màu và không hề có vết nứt. Loại đá này gần như vĩnh cửu theo thời gian nhưng giá thành rất cao.
Dưới đây là một số hình dáng mộ đá:
dáng mộ dài ( mộ tam sơn)
Long đình
Mộ hình tròn
Mộ đá khối cẩm thạch trắng
Xem thêm các mẫu mộ tại các danh mục.
D:HD tổng hợp