-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cùng đá mỹ nghệ tìm hiểu về hình tượng rồng thời Lý
Thứ Mon,
28/12/2015
0
Hình tượng rồng hiện diện rộng rãi trong đời sống tâm linh của người Việt từ các triều đại cho đến ngày nay. Đá mỹ nghệ D:HD hôm nay sẽ cùng mọi người bàn về hình tượng rồng đá thời lý.
Theo truyền thuyết thì dân tộc Việt là con rồng cháu tiên (truyền thuyết lạc long quân và âu cơ),hình tượng rồng do đó luôn gắn liền với tâm thức người Việt, với tín ngưỡng dân gian đó là biểu tượng của một linh vật đại diện cho quyền lực cho sức mạnh siêu nhiên mang lại mưa thuận gió hòa là mong ước của cư dân nông nghiệp lúa nước .Rồng là sáng tạo trong nghệ thuật trong điêu khắc rồng đá,trên trang phục...
Khi vua Lý rời đô hình tượng rồng cũng xuất hiện "Thăng Long " và đó là cái tên gắn liền với địa danh Thăng Long từ đó, trong thời lý hình tượng rồng rất phát triển (thế kỷ XI-XII) mở đầu cho nền văn minh Đại Việt sau ngàn năm bắc thuộc. Đạo Phật thời kì này được phát triển hưng thịnh nhiều công trình văn hoá nghệ thuật được xây dựng nghệ thuật trang trí hoa văn cũng phong phú đa dạng, hình tượng rồng cũng được sáng tạo đa dạng và gần gũi với phật giáo. Nó là biểu tượng linh thiêng cao quý,trong kiến trúc- điêu khắc rồng được đặt ở vị trí quan trọng như trong trang trí hoàng thành, hoàng cung, trang phục... Đó là sự biểu thị uy quyền của vương triều.
Tượng rồng bằng đá thời Lý
Hình tượng rồng thời lý được tạo tác mềm mại, tinh tế, bố cục hoàn chỉnh, những tác phẩm điêu khắc rồng đá hay chạm khắc trên đá ,gỗ thường uốn lượn hình sin mềm mại, thân không vảy,lưng có vây ngắn những vẫn thon mượt. Đầu rồng với cổ ngước cao,lông mày kết xoắn hình số 3 ngửa (theo nhãn vòng kim cô nhà phật), trước trán kết xoắn hình chữ S đứng (ký hiệu tựa hình chớp của hiện tượng thiên nhiên ý niệm cổ về uy lực của phật pháp lôi-pháp điện), sau gáy từ hai bên mang tai có dải bờm nhiều tua xoắn uốn lượn vút nhọn ra phía sau, chòm râu dưới cũng tương tự nhưng nhỏ và ngắn hơn. Mồm rồng há rộng, trên hai hàm có hai răng nhọn và hai nanh cuối hàm kéo dài uốn cong qua mép. Mũi rồng kéo dài thành mào uốn khúc có viền kiểu ngọn lửa. Mắt rồng to hơi lồi .
Rồng thời Lý có 4 chân, mỗi chân đều có khuỷu và có 3 móng ngón, trong lá đề thì toàn bộ thân rồng nằm gọn vào một nửa mở về phần đầu và thu về phần đuôi.
Hình vẽ rồng thời lý
Những hình tượng điêu khắc trên đá không chỉ là để trang trí mà còn là hình tượng sinh động tạo nên các tác phẩm đá mỹ nghệ tinh tế, trong suốt thời gian tồn tại của nhà lý các hình tượng rồng đời sau một mặt luôn có sự kế thừa mặt khác được phát triển để tìm ra những cái riêng về phong cách của vương triều.
Hình tượng rồng thời Lý được nhân dân sáng tạo ứng dụng trong các hợp thể nghệ thuật kiến trúc- điêu khắc, trang trí. Hình tượng rồng có trong các di tích lịch sử văn hoá truyền thống như rồng đá ,điêu khắc trên lá đề, nó không chỉ mang tính chất ứng dụng mà còn có giá trị về nghệ thuật tạo hình ,tuy nhiên các di vật thời lý còn lại không nhiều việc ngược tìm quá khứ trên những di tích vẫn được các nhà khảo cổ tìm kiếm.
Tham khảo: tượng con giống đá, tượng chó đá, nghê đá tại làng đá mỹ nghệ Ninh Vân